Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 1 đến 17 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 1 đến 17 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ky_1_mon_lich_su_lop_7_bai_1_den_17_nam.pdf
Nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 1 đến 17 - Năm học 2021-2022
- Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN I/ Những trang sử đầu tiên: (Học sinh tự học) II/ Ấn Độ thời phong kiến: Hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu theo mẫu sau: Thời gian Sự kiện lịch sử Đầu thế kỷ IV Vương triều Gúp-ta được thành lập Thế kỷ XII Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời Đầu thế kỷ XVI Lập ra Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. III/ Văn hoá Ấn Độ: - Chữ Phạn là ngôn ngữ tạo nên các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh và là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay. - Bộ kinh Vê-đa gồm 4 tập là bộ kinh xưa nhất của đạo Bà-la-môn và đạo Hin-đu. - Về văn học, Ấn Độ có có 2 bộ sử thi nổi tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a- na. - Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo như đạo Hin-đu, đạo Phật, Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á I/ Sự hình thành các vƣơng quốc cổ ở Đông Nam Á: Trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ đã hình thành ở Đông Nam Á như Vương quốc Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công,... II/ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: Hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu theo mẫu sau: Thời gian Sự kiện lịch sử Từ nửa sau thế ký X Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển đến đầu thế kỷ XVIII thịnh vượng Từ nửa sau thế kỷ Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào XVIII thời kỳ suy yếu III/ Vƣơng quốc Cam-pu-chia: (Học sinh tự học) IV/ Vƣơng quốc Lào: (Học sinh tự học) Trang 3
- Bài 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN I/ Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến: (Học sinh tự học) II/ Cơ sở kinh tế, xã hội của xã hội phong kiến: Xã hội phong kiến Xã hội phong kiến phƣơng Cơ sở kinh tế, xã hội phƣơng Đông Tây - Sản xuất nông nghiệp đóng - Sản xuất nông nghiệp kín trong công xã nông thôn là đóng kín trong lãnh địa chủ yếu. phong kiến là chủ yếu. Cơ sở kinh tế - Ruộng đất trong tay địa - Ruộng đất trong tay chủ cho nông dân thuê. lãnh chúa cho nông nô thuê. - Từ thế kỷ XI, công thương nghiệp phát triển. - Địa chủ. - Lãnh chúa phong kiến. Cơ sở xã hội - Nông dân lĩnh canh (tá - Nông nô. điền) III/ Nhà nƣớc phong kiến: - Giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến lập ra bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp các giai cấp khác. Đó là chế độ quân chủ. - Ở phương Đông, vua còn được gọi là hoàng đế hay đại vương, có quyền uy tột đỉnh. - Ở phương Tây, quyền lực chỉ tập trung vào tay vua khi nhà nước phong kiến được thống nhất. Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. - - - - - o 0 o - - - - - Chƣơng I : Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (thế kỷ X) Bài 8: NƢỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP I/ Nƣớc ta dƣới thời Ngô: - Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa. - Triều đình mới do vua đứng đầu. Vua quyết định mọi việc về chính trị, quân sự, ngoại giao. Trang 4
- -Vua đặt ra các chức quan văn, võ; cử các tướng có công làm thứ sử coi giữ các châu quan trọng. - Đến năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn trẻ nên bị Dương Tam Kha tiếm quyền. Ngô Xương Ngập bỏ trốn, các phe phái nổi lên khắp nơi. - Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha. - Năm 965, Ngô Xương Văn mất, 12 vị tướng lĩnh chiếm cứ các địa phương tạo thành loạn 12 sứ quân. II/ Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nƣớc: - Khi đất nước đang rối ren, Đinh Bộ Lĩnh (người đất Hoa Lư - Ninh Bình) đã liên kết với sứ quân Trần Lãm để đánh dẹp hoặc dụ hàng các sứ quân khác. - Được sự ủng hộ của nhân dân, ông đánh đâu thắng đó nên được tôn là Vạn Thắng Vương. - Cuối năm 967, đất nước trở lại yên bình, thống nhất. Bài 9: NƢỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ I/ Tình hình chính trị , quân sự : 1/ Nhà Đinh xây dựng đất nƣớc: - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). - Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình và sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. - Vua Đinh phong vương cho các con, phong thưởng cho các tướng, cho đúc tiền đồng riêng. 2/ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê: - Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng mất, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. - Trước tình hình đó, các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua. - Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc và tiếp tục nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. - Giúp việc cho vua có quan thái sư và đại sư. Dưới vua có các quan văn võ. - Lúc này, cả nước được chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu. - Quân đội gồm 10 đạo quân và được chia thành hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương. 3/ Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn: - Đầu năm 981, tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống tràn vào nước ta theo 2 đường thuỷ, bộ. - Lê Hoàn cho quân đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng và đánh lui được thuỷ quân của giặc ở đây. - Trên bộ, ta cũng chặn đánh quyết liệt khiến quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết. - Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn cho trao trả tù binh và quan hệ bình thường với nhà Tống. II/ Sự phát triển kinh tế và văn hoá: 1/ Bƣớc đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ: - Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất phần lớn là của công xã. Trang 5
- - Nông dân được chia ruộng để cày cấy và phải nộp thuế, đi lính, đi phu cho vua. - Vua thường tổ chức lễ cày ruộng tịch điền vào mùa xuân, cho mở rộng đất sản xuất, đào vét kênh mương,... Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp phát triển. - Thủ công nghiệp khá phát triển. - Việc mua bán được thuận lợi nhờ có nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành, có tiền đồng,... 2/ Đời sống xã hội và văn hoá: (Học sinh tự học) Chƣơng II: Nước Đại Việt thời Lý (thế kỷ XI – XII) Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƢỚC I/ Sự thành lập nhà Lý: - Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua. - Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La và đổi tên thành lại là thành Thăng Long. - Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành nước Đại Việt. II/ Luật pháp và quân đội: - Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. - Bộ Hình thư quy định chặt chẽ việc bảo vệ vua và cung điện, bảo vệ của công và tài sản riêng, cấm giết trộm trâu bò, xử nghiêm người phạm tội,... - Quân đội thời Lý gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương. - Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, chia quân đội thành quân bộ và quân thuỷ, huấn luyện quân đội chu đáo. -Vua còn gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng, đặt quan hệ bình thường với nhà Tống và Cham-pa. Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƢỢC TỐNG (1075 – 1077) I/ Giai đoạn thứ nhất (1075): 1/ Nhà Tống âm mƣu xâm lƣợc nƣớc ta: (Học sinh xem sách giáo khoa) 2/ Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: - Để đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy cuộc kháng chiến. - Với chủ trương: “Tiến công trước để tự vệ”, tháng 10-1075, hơn 10 vạn quân ta tiến vào nơi tập trung quân lương của giặc trên đất Tống. Trang 6
- - Cánh quân bộ do tù trưởng Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy đánh vào châu Ung (Quảng Tây). - Cánh quân thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy đổ bộ vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông) rồi tiến về thành Ung Châu. - Sau 42 ngày đêm chiến đấu, quân ta hạ được thành Ung Châu, phá hết quân lương của giặc rồi rút về nước để phòng thủ. II/ Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077): 1/ Kháng chiến bùng nổ: - Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng. - Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy quân chủ lực đóng ở phòng tuyến Như Nguyệt. - Cuối năm 1076, nhà Tống cử đại quân theo 2 đường thuỷ, bộ xâm lược nước ta. - Tháng 1-1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tràn vào nước ta đường Lạng Sơn. - Sau những trận nhỏ, quân Tống đã tiến đến bờ Bắc sông Như Nguyệt và đã bị chiến luỹ cản lại. - Trong khi đó, cánh quân thuỷ của chúng cũng bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh tơi bời ở ven biển 2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Nhƣ Nguyệt: - Sau nhiều lần vượt sông bị thất bại, quân Tống mòn mõi dần và chuyển sang thế phòng ngự. - Để khích lệ quân ta, Lý Thường Kiệt cho người bí mật vào một ngôi đền ven sông để ngâm bài thơ “Thần”. - Vào một đêm cuối xuân 1077, quân ta lặng lẽ vượt sông, tấn công vào các doanh trại của giặc. - Quân Tống thua to nhưng Lý Thường Kiệt lại cho Quách Quỳ “giảng hoà” để chúng rút quân về nước. - Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang, nền độc lập, tự chủ của nước ta được giữ vững. Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ – VĂN HOÁ I/ Đời sống kinh tế : (Học sinh tự học) II/ Sinh hoạt xã hội và văn hoá: 1/ Những thay đổi về mặt xã hội: (Học sinh tự học) 2/ Giáo dục và văn hoá: - Năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu tại Thăng Long. - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để chọn nhân tài. - Năm 1076, vua cho mở Quốc tử giám để dạy học cho con em quý tộc. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Đạo Phật được các vua Lý tôn sùng, chùa tháp được dựng ở nhiều nơi. - Nhân dân ta thích ca hát, nhảy múa, chuộng các trò chơi như đá cầu, đánh vật, đua thuyền,... Trang 7
- - Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển, tiêu biểu như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên ở Thăng Long,... - Các chùa, tháp, tượng Phật, hình rồng được điêu khắc tinh vi. - Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo của nhân dân thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hoá Thăng Long,... Chƣơng III: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỷ XIII – XIV) Chủ đề: ĐẠI VIỆT DƢỚI THỜI NHÀ TRẦN (Bao gồm 3 bài 13, 14, 15 trong sách giáo khoa) I/ Sự thành lập nhà Trần và sự củng cố chế độ phong kiến tập quyền: 1/ Nhà Lý sụp đổ: - Từ cuối thế kỷ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. - Thiên tai, mất mùa xảy ra liên tiếp khiến nhân dân sống rất cực khổ. - Nhà Lý phải dựa vào họ Trần để chống lại các cuộc nổi dậy của nhân dân, tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào năm 1226. 2/ Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền: - Thời Trần, vua vẫn là người đứng đầu triều đình nhưng vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng hoàng rồi cùng vua quản lý đất nước. - Các chức đại thần văn, võ phần lớn là do người họ Trần nắm giữ. - Hệ thống quan lại bên dưới được tổ chức quy củ hơn, chặt chẽ hơn và có thêm: + Các cơ quan mới như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ. + Các chức quan mới như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ và Đồn điền sứ,... Thái Thượng hoàng Vua Quan đại thần Quan văn Quan võ Hà đê sứ Khuyến nông sứ Đồn điền sứ Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần ở trung ƣơng - Ở địa phương, cả nước được phân chia như sau: Trang 8
- 12 lộ (An phủ sứ) Phủ (Tri phủ) Châu, huyện (Tri châu, Tri huyện) Xã (Xã quan) Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần ở địa phƣơng 3/ Pháp luật thời Trần: - Nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật. - Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn trước. Vua đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử các vụ kiện cáo. II/ Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dƣới thời Trần: 1/ Lập bảng thống kê theo mẫu: Các Âm mƣu xâm cuộc lƣợc của Chuẩn bị kháng chiến Các chiến thắng Kết quả kháng Mông Cổ/ của nhà Trần tiêu biểu chiến nhà Nguyên Cuộc - Năm - Được tin sắp bị - Thiếu lương thực, - Cuộc kháng 1257, vua xâm lược, cả nước ta lại bị quân dân ta chống kháng chiến Mông Cổ sai được lệnh sắm sửa vũ trả quyết liệt nên lực chiến lần Ngột Lương khí, tập luyện ngày lượng quân giặc hao chống thứ Hợp Thai dẫn đêm. mòn dần. quân nhất hơn 3 vạn - Tháng 1-1258, - Nắm được tình Mông Cổ (1258) quân định quân Mông Cổ tràn hình, ta phản công mạnh thắng lợi đánh vào Đại vào nước ta theo đường ở Đông Bộ Đầu (bến hoàn Việt để làm sông Thao. sông Hồng, ở phố Hàng toàn. bàn đạp tấn - Vua Trần Thái Than – Hà Nội ngày công lên Nam Tông đã lập phòng nay). Tống và xâm tuyến tại vùng Bình Lệ - Ngày 29-1-1258, chiếm toàn bộ Nguyên (Vĩnh Phúc). quân Mông Cổ bị đánh Trung Quốc. - Trước thế giặc bật ra khỏi Thăng Long mạnh, vua Trần phải rút rồi rút chạy về bên kia khỏi Thăng Long và biên giới. thực hiện chiến thuật - Ta còn chặn đánh “vườn không nhà nhiều nơi trên đường trống”. giặc rút về nước. Trang 9
- Cuộc - Năm - Năm 1282, vua - Cuối tháng 1- - Sau kháng 1283, nhà Trần cho mở hội nghị 1285, 50 vạn quân gần 2 chiến Nguyên sai Bình Than để bàn kế Nguyên do Thoát Hoan tháng lần Toa Đô dẫn hoạch đánh giặc. Trần chỉ huy tràn vào nước phản thứ hơn 10 vạn Quốc Tuấn được cử làm ta. công, hai quân đánh Quốc công tiết chế để - Thoát Hoan quân ta (1285) vào Cham-pa chỉ huy cuộc kháng chiếm được Thăng Long đã đánh để làm bàn chiến. nhưng chúng lại mắc tan hơn đạp tấn công - Đầu năm 1285, phải chiến thuật “vườn 50 vạn lên Đại Việt vua Trần lại mở hội không nhà trống” của ta quân từ phía Nam. nghị Diên Hồng và tổ nên bị thiếu lương thực Nguyên, - Quân chức tập trận, sẵn sàng trầm trọng. kết thúc của Thoát chiến đấu. - Tháng 5-1285, thắng lợi Hoan sẽ đánh - Trước thế giặc quân ta phản công mạnh cuộc xuống Đại mạnh, một lần nữa vua ở Tây Kết, cửa Hàm Tử kháng Việt từ phía Trần phải rút khỏi (Hưng Yên), bến chiến lần Bắc xuống, Thăng Long và thực Chương Dương (Hà Nội) thứ 2. tạo thế hai hiện chiến thuật “vườn rồi tiến vào giải phóng "gọng kìm". không nhà trống”. Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Cuộc - Cuối - Đứng trước nguy - Đầu tháng 2- - Cuộc kháng tháng 12- cơ bị xâm lược, vua tôi 1288, Trần Khánh Dư kháng chiến 1287, Thoát nhà Trần chuẩn bị đánh cho phục kích tại Vân chiến lần Hoan lại chỉ giặc, tổ chức phòng thủ Đồn (Quảng Ninh) và đã chống thứ ba huy hơn 30 chặt những nơi hiểm chiếm được toàn bộ đoàn quân (1287- vạn quân yếu. thuyền lương của giặc. Nguyên 1288) Nguyên ồ ạt - Tổ chức tiêu diệt - Đầu tháng 4- lần thứ 3 tràn vào nước đoàn thuyền lương của 1288, đoàn thuyền do Ô thắng lợi ta rồi tiến giặc. Mã Nhi chỉ huy lọt vào vẻ vang. xuống xây - Trước khi buộc trận địa cọc ngầm trên dựng căn cứ ở phải rút khỏi Thăng sông Bạch Đằng khiến Vạn Kiếp để Long, một lần nữa vua toàn bộ đoàn thuyền đánh lâu dài Trần lại thực hiện chiến binh của giặc bị tiêu diệt, với ta. thuật “vườn không nhà Ô Mã Nhi bị bắt. - Tướng Ô trống”. - Cánh quân bộ của Mã Nhi được - Xây dựng bãi cọc Thoát Hoan cũng bị ta lệnh bảo vệ ngầm trên sông Bạch đánh tơi bời trên đường đoàn thuyền Đằng để chuẩn bị tiêu rút về nước theo hướng lương để đối diệt thủy quân của giặc. Lạng Sơn. phó với chiến thuật "vườn không nhà trống" của ta. 2/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lƣợc Mông-Nguyên: Trang 10
- a/ Nguyên nhân thắng lợi: - Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân xung quanh triều đình. - Nhà Trần tích cực chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho từng cuộc kháng chiến. Đặc biệt, triều đình chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo sự gắn bó giữa nhân dân với triều đình. - Nhờ vào chiến lược, chiến thuật quân sự sáng tạo, đúng đắn của vua Trần Nhân Tông và các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,... đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, từ chủ động sang thế bị động để tiêu diệt chúng. b/ Ý nghĩa lịch sử: - Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên đều thắng lợi đã bảo vệ được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. - Nó thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân. - Nó còn góp phần xây dựng nên truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự Việt Nam, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta. III/ Tình hình kinh tế, văn hóa thời Trần: 1/ Về kinh tế: - Sau chiến tranh, nhà Trần tiếp tục mở rộng diện tích đất trồng trọt, củng cố đê điều. - Lúc này, ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế. Bên cạnh đó còn có điền trang, thái ấp của quý tộc, vương hầu. - Ruộng của địa chủ cũng ngày một nhiều hơn. - Thủ công nghiệp lúc này phát triển mạnh với nhiều nghề. - Chợ búa mọc lên ở nhiều nơi, mua bán rất tấp nập. - Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất nhất nước. - Ngoại thương cũng được đẩy mạnh. 2/ Giáo dục và khoa học - kỹ thuật: - Thời Trần, Quốc tử giám được mở rộng; trường công, trường tư được xây dựng nhiều. Các kỳ thi cũng tổ chức nhiều hơn trước. - Cơ quan chuyên viết sử là Quốc sử viện đã ra đời do Lê Văn Hưu đứng đầu. - Năm 1272, Lê Văn Hưu soạn xong bộ Đại Việt sử ký (gồm 30 quyển). - Lúc này, nước ta có nhiều thành tựu về quân sự, y học, kỹ thuật,... Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV I/ Tình hình kinh tế, xã hội: (Học sinh tự học) II/ Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly: 1/ Nhà Hồ thành lập (1400): - Vào cuối thế kỷ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm nhà Trần suy yếu, đất nước hoang tàn. Trang 11
- - Trong hoàn cảnh đó, năm 1400, Hồ Quý Ly –một viên quan có tài của nhà Trần – đã phế truất vua Trần và tự mình lên làm vua. Nhà Hồ thành lập. 2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly: - Về chính trị: + Hồ Quý Ly thay thế dần các quan võ cao cấp nhà Trần bằng những người có tài năng và thân cận với mình. + Quy định lại cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp và cử các quan đi nắm tình hình thực tế. - Về kinh tế và tài chánh: + Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng. + Ban hành chính sách hạn điền. + Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. - Về xã hội : + Ban hành chính sách hạn nô. + Giúp đỡ cho dân đói và tổ chức chữa bệnh cho dân. - Về văn hoá, giáo dục: + Cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học. + Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. - Về quân sự: Củng cố quân sự và quốc phòng. 3/ Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly: - Những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. - Nó góp phần hạn chế sự tập trung ruộng đất vào tay quý tộc Trần và tăng cường quyền lực của nhà nước. - Văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ. - Tuy nhiên, có một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế và chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của nhân dân. Bài 17: ÔN TẬP CHƢƠNG HAI VÀ CHƢƠNG BA (Học sinh tự học) Trang 12